Khi nhắc đến ngành kế toán, chắc chắn là bạn cũng đã từng nghe đến kế toán nội bộ. Đây có thể coi là một vị trí phổ biến và được nhiều người ứng tuyển. Tuy nhiên thì công việc của vị trí kế toán này khá là phức tạp. Đầu tiên bạn cần phải hiểu rõ về các công việc của vị trí này. Có như thế thì mới có thể hoàn thành được tốt công việc của mình.
Định nghĩa về kế toán nội bộ
Có thể là bạn đã nghe nhiều nhưng không phải ai cũng định nghĩa được về kế toán nội bộ.
Vị trí kế toán viên nội bộ hay còn được hiểu là vị trí kế toán quản trị. Đây là một trong những vị trí đóng vai trò cực kì quan trọng ở trong các doanh nghiệp. Tất cả các hoạt động kinh doanh phát sinh thực tế. Các hoạt động bao gồm cả những phát sinh có thể có hoặc là không có hóa đơn chứng từ. Những hoạt động này sẽ đều do kế toán viên nội bộ đảm nhận.
Những hóa đơn chứng từ này có vai trò cực kì quan trọng. Bởi vì nó sẽ giúp cho bạn có cơ sở để xác định được lãi và lỗ của doanh nghiệp trong thời gian nhất định.
Hoặc là bạn có thể hiểu một cách đơn giản hóa hơn về khái niệm này. Kế toán viên nội bộ có nghĩa là vị trí kế toán chỉ đảm đương những công việc ở trong nội bộ công ty. Các công việc phổ biến mà bạn cần phải đảm nhận như là lập sổ sách, báo cáo, chứng từ.
Mô tả cụ thể về những công việc của kế toán viên nội bộ
Nếu bạn muốn nắm bắt được hoàn toàn về công việc của kế toán viên thì bạn cần biết những công việc sau đây.
- Kế toán nội bộ cần phải bao quát được những chứng từ của công ty. Cụ thể là bạn cần phải phát hành, kiểm tra, kiểm soát được tính chính xác và hợp lệ. Sau khi bạn đã đảm bảo là kế toán nội bộ chuẩn thì sẽ thực hiện luân chuyển theo trình tự.
- Khi bạn ngồi ở vị trí kế toán viên thì bạn cần phải tham gia hạch toán những chứng từ kế toán nội bộ doanh nghiệp
- Việc lưu giữ chứng từ kế toán là cực kì cần thiết và quan trọng. Khi bạn làm kế toán viên thì việc bạn cần phải làm đó chính là tham gia lưu trữ và đảm bảo an toàn cho chứng từ kế toán.
- Trong ngành kế toán thì vấn đề làm việc nhóm cực kì quan trọng. Vậy nên bạn cần phải tìm hiểu và kết hợp với các bộ phận kế toán khác.
- Lập báo cáo doanh nghiệp chắc chắn là yếu tố không thể thiếu của một kế toán viên. Bạn cần phải chú ý lập báo cáo theo tháng, theo quý và theo năm. Bên cạnh đó thì còn có một số những trường hợp là bạn cần phải lập báo cáo đột xuất. Vì đôi khi thì quản trị doanh nghiệp sẽ có lệnh lập báo cáo đột xuất.
- Tình hình kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp cũng là một trong những điều mà bạn cần phải quan tâm. Không chỉ là về sổ sách, đôi khi bạn cần phải tham gia phân tích tình hình của doanh nghiệp
Các loại kế toán viên nội bộ trong doanh nghiệp lớn
Đối với những doanh nghiệp hoạt động ở trong quy mô lớn thì thường sẽ có rất nhiều vị trí kế toán nội bộ. Mỗi vị trí sẽ đảm nhận một vai trò khác nhau. Dưới đây là một số những vị trí kế toán viên nổi bật và quan trọng trong doanh nghiệp.
Kế toán viên thu chi
Đây cũng là một trong những vị trí kế toán viên nội bộ quan trọng trong doanh nghiệp lớn. Vị trí kế toán viên thu chi sẽ quản lý hầu hết các hoạt động có phát sinh tiền của doanh nghiệp. Kế toán viên này sẽ là người xác nhận kịp thời các hoạt động thu – chi và quỹ của doanh nghiệp.
Kế toán kho
Kế toán kho có thể nói là bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần đến vị trí này. Nhiệm vụ của kế toán kho cũng rất quan trọng. Bởi vì vị trí này cần phải kiểm soát được tình trạng kho hàng của doanh nghiệp. Các hoạt động diễn ra của doanh nghiệp như là xuất nhập kho hay là hàng tồn kho.
Kế toán kho cần phải thường xuyên kiểm tra về số lượng của kho hàng. Sau khi kiểm tra được số lượng trong kho thì sẽ đối chiếu lại với sổ sách. Vị trí này còn phải thường xuyên giám sát quá trình sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp. Nếu như có sai sót gì thì kế toán kho cần phải báo cáo lên cấp trên ngay.
Kế toán tiền lương
Nhắc đến kế toán tiền lương thì chắc chắn bạn cũng biết đây là vị trí có phần quan trọng không kém trong doanh nghiệp. Và đối với những doanh nghiệp hoạt động ở quy mô lớn thì kế toán tiền lương lại càng quan trọng hơn. Nhiệm vụ chính của một kế toán tiền lương đó chính là soạn thảo các hợp đồng lao động, quả lý hợp đồng.
Bên cạnh đó thì kế toán tiền lương cần phải là người xây dựng nên bảng lương. Tính lương và thanh toán đầy đủ tiền lương cho nguồn nhân lực trong công ty. Vấn đề về các loại bảo hiểm trong công ty cũng sẽ được kế toán tiền lương đảm nhiệm.
Kế tóan ngân hàng
Bất cứ doanh nghiệp nào khi hoạt động thì cũng đều cần phải làm việc với ngân hàng. Vậy nên vị trí kế toán ngân hàng là vị trí không thể thiếu. Nhiệm vụ chính của kế toán ngân hàng đó chính là đảm nhận việc làm thẻ ngân hàng, séc rút tiền hay là lập ủy nhiệm chi. Bên cạnh đó nếu như công ty cần vay thì kế toán viên sẽ là người đảm nhận vị trí này.